TUẦN THỨ NĂM
25 – 6 – 1972 (15 – 5 N. Tý)
Trước khi tiếp tục 3 thiên luận của Tổ Đạt ma,
cũng
như thường lệ tôi có vài nhận định :
Khi nãy đi vòng quanh chùa tôi thấy được một
chuyện : Chùa này có nuôi 3 con vật : con két,
con
qui, và con vịt. Con két không biết từ đâu, bị
đói
đến đây tìm ăn rồi ở luôn. Nhưng khốn đốn là khi
nó đã quen với mình như thế rồi, đến khi thả ra
ngoài nó sẽ tưởng ai cũng như ở chùa thì nguy
cho
nó lắm ! còn thả ở trong chùa thì nó phá trái
cây
chịu không nổi. Do đó phải nhốt nó vào lồng. –
Còn
con qui người ta đem cúng ; nếu thả ra nó không
biết gì hết sẽ bị người ta bắt, buộc lòng mình
cũng
phải nuôi nó ở trong một cái hồ.
Sự thật, nuôi như vậy cũng là một thứ qui định
một
thứ đóng chuồng nó lại. Nhưng khốn đốn là thả nó
ra, nó không biết gì hết thì cuộc sống không thể
nào
yên lành được. Mà đóng chuồng lại thì cuộc sống
nó
cũng chỉ vất vưởng mà thôi. Chỉ có bao giờ biết
khôn, thì tự nhiên cuộc sống nó có tự do. Dù
mình
không thả ra, nó cũng có cách tự do ; mà thả ra
nó
cũng vẫn sống được yên lành.
Còn con vịt, có lẽ lạc bầy không biết từ đâu đến
trú
mưa ở sau hàng cây tràm. Mình ốm dài ; lưa thưa
ít
sợi lông. Thấy thế chúng tôi lấy thức ăn cho nó
ăn,
ăn xong nó ở luôn sau hè chùa. Cứ thế, cho ăn
xong
nó chỉ đi tới đi lui ở vỉa hè, không cần nhốt,
đến nay
nó trở nên mập mạp, trông điệu bộ nó hài lòng
thảnh
thơi lắm.
Rồi mình thấy trong 3 con, mà 2 con bị nhốt, còn
một con được thả tự do. – Cho nên biết rằng
chúng
sanh ở cõi đời này, nếu không bị kẻ khác
qui-định
thì cũng tự mình qui-định, không bị kẻ khác đóng
khuôn đóng chuồng thì cũng bị tự mình đóng khuôn
đóng chuồng mình. Bao giờ tự biết lấy mình rồi
thì
mình mới có một cuộc sống khám-phá. Chuyện
người qủa thật là một trường bi đát ! Vì thế Lão
Tử
mới nói : « Trời đất bất nhân, coi vạn-vật như
con
chó nộm bằng rơm vậy ». – Thế nên chỉ có một
điều
duy nhất là phải tìm trở về với con người của
mình
thì mới trả lại được tự do cho chính mình. Và
đến
khi đó mới thấy mình với bao-la vốn đồng nhất.
Tôi nói đây, tôi xin chịu trách nhiệm trên ngôn
ngữ. Tôi nói cho đến vấn đề lục thông của nhà
Phật : thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, thần túc,
túc
mạng thông, lậu tận thông, cũng không có gì lạ
hết !
Tất cả đều có một nguyên lý sẵn, giản dị. Mỗi
người
là một ông Phật, nhưng vì không biết dùng ông
Phật
nơi mình nên mình làm chúng sanh.
Thêm một điều nữa tôi xin nhắc nhở quí vị lưu
tâm. Phần nhiều cuộc sống chúng ta đều thích đi
tìm
một nguồn tin tưởng. Nên khi nguồn tin tưởng đó
không còn tin tưởng được nữa thì mình bị lạc
loài,
bơ vơ. Đã qua, tôi cũng từng là nhạn nhân của
một
nguồn tin tưởng ; tôi đứng khơi một mình không
dựa vào đâu tôi lại thấy vững hơn ! Nên bao giờ
tôi
thấy tất-cả đều không vững, không còn chỗ nương
tựa nữa, và chính tôi cũng không thể nương tựa
được ; hồi đó tôi buông lòng để cho nó tự yên
lấy.
Do chỗ đó, hình như nếu chưa đến được chỗ không
vững tột cùng đó, con người ta chưa thể yên
được.
Đây là một chuyện có thật xảy ra ở chiến trường,
và cũng có thể xảy ra ở nhiều nơi khác : Hai phe
đánh nhau kéo dài suốt mấy tháng, cuối cùng mỗi
bên còn lại một số lực lượng nhỏ đều bị vây
không
thể tiếp tế được. Máy bay quốc gia đến tiếp tế
liền
bị súng phòng không bên kia bắn, phải nhào đại
bỏ
lương thực xuống. Rủi không trúng cứ đích, rơi
vào
ranh giới giữa 2 bên. Bao gạo mang dấu hiệu 2
bàn
tay bể đổ tung ra. Cả 2 phe đều bị đói đã 5
ngày,
nhìn nhau mà nhiễu nước miếng. Cảm tử xông ra
mang gạo liền bị phe địch bắn chết. Cứ thế, chưa
bên nào no bụng được mà chết mất mấy mạng
người. Hai phe vẫn chờ rình nhau, may 3 hôm trời
không mưa. Cuối cùng, không chịu nổi với cơn đói
–
mỗi phe cử một người, buông súng, tay không bước
ra, chia đều từng chiếc nón sắt mang gạo về. Cứ
chia như thế mỗi bữa ăn. Thế rồi huề cả 2 bên.
Có lẽ bài học của nhân loại đều phải học bằng
kiểu
ấy, đều phải mua mắc với giá đó ! Câu chuyện chỉ
nhắc đến đây, cho chúng ta thấy Đạo nằm tại chỗ
bao gạo đó. Việc đời qủa thật mênh mông không
đâu kể cho hết ! Bây giờ chúng ta đi tới.
* Thánh nhơn nhờ tâm ‘không’ nên trong lòng rỗng
rang, cùng trời đất đồng lượng.
Thật ra những ai có theo dõi từ trước, thì đối
với
câu này không có gì khó hiểu hết. Hễ quay trở về
với lòng mình ngay từ khi chưa mống niệm khởi
thiện khởi ác, thì tức khắc hồi ấy sẽ thấy được
tâm
lượng của mình bao lớn. Nếu có làm việc, suy tư
trầm ngâm trong lòng thì tức khắc thấy. Chỗ đó
không thể nói gì khác hơn.
* Đây đều là chúng trong đại đạo, không phải cảnh
giới của tiểu thừa và phàm phu. Khi tâm được Niết-
Bàn cũng không thấy có Niết-Bàn có thể được. Vì
sao thế ? – Vì tâm là Niết-Bàn. Nếu ngoài tâm còn
thấy có Niết-Bàn, thế gọi là đã nhiễm tà kiến.
Ai học Phật mà còn nói rằng tôi được tới chỗ nào
… kể như người đó chưa có được. Vì lẽ còn có
người được và có pháp để được.
* Phải biết tất-cả phiền não đều là hột giống tâm
của
Như-Lai ; vì nhờ có phiền não mà được trí huệ.
Thưa, chuyện này nghe thì dễ dàng vậy, nhưng
phải nghiệm kỹ vào trong mới thấy. Tất-cả những
người biết làm ăn đều là những người đã từng có
thiếu thốn. Tất-cả những người có được trí-huệ
đều
là những người có bị phiền não. Vì không có
phiền
não đau khổ, không thể có dễ dàng nên người. Nên
những người được có cha mẹ giàu từ khi mới sanh
ra, thì luôn luôn những người đó chưa biết xài
tiền,
và chưa biết giá trị đồng tiền là gì. Vì thế tôi
rất
ngạc nhiên là những người đi tìm học về ‘Đạo’,
ai ai
cũng cứ tìm về cảnh thuận, mong rằng : nếu gặp
cảnh thuận thì tu mới mau. Đó là một điều hết
sức
sai lầm ở trên tư tuởng. – Nhưng tôi nói vậy
không
phải là luôn luôn tôi xúi chui vào trong đám
giặc mà
tu. Nghĩa tôi muốn nói là người nào hiểu rằng
phải
có cảnh thuận tu mới được, thì chưa hiểu giá trị
của
tu ra sao. Và người nào thấy cảnh thuận mà thích
thì
gặp cảnh nghịch không thể nào chịu nổi, còn
người
nào biết dùng cảnh nghịch thì khi gặp cảnh thuận
càng hay. Nên Thiền học có nói : ‘Cảnh nghịch
như
cây thương đâm trước mặt, dù có to lớn ghê gớm
đến đâu cũng dễ đỡ gạt. Cảnh thuận chẳng khác
nào
mũi tên bắn sau lưng, không những không thấy mà
còn khó đề phòng’. – Do đó Thiện-tri-thức cũng
có
2 hạng : hạng thấu rõ tâm tánh rồi khai ngộ giúp
mình ; tôi thường nói là Đề-Bà-Đạt-Đa. Vì chưa
bao
giờ có ông Phật nào không từ trong chúng sanh mà
đến. Nên biết hễ không có phiền não đau khổ thì
không có sự kích thích để phát sanh trí huệ. Do
đó
ông giao thiệp với tôi, ông đểu với tôi một,
nghĩa là
ông dạy tôi phải đểu trở lại với ông gấp hai. Và
tôi
đểu với ông gấp 2 để rồi tôi nếm nhân qủa sâu
đậm
hơn. Để rồi cuối cùng cả tôi lẫn ông đều nhận ra
là
tất-cả những sự đểu giả không xài được gì cả,
nên
cùng nhau buông hết để trở về với trí huệ. Thế
nên
cả người tốt lẫn người xấu, cả cảnh nghịch lẫn
cảnh
thuận đều có công trình giúp chúng ta trở nên
người
cả ; và không có ai là kẻ thù hết.
Do đó Thiền học có nói :‘ Mới tu thì thấy người
ta
quấy mình phải ; tu lâu lâu một chút thì thấy
người
ta có quấy có phải, mình cũng có quấy có phải ;
tu
lâu hơn nữa thì thấy thiên hạ không ai quấy hết,
mình có quấy không quấy thì thôi.
* Chỉ có thể nói phiền não sanh Như-Lai, nhưng
không thể nói phiền não là Như-Lai. Nên tự tâm là
ruộng nương, phiền não là hột giống, trí tuệ là
nẩy
mầm ; còn Như-Lai để dụ như kết qủa lúa thóc.
Cho nên trong kinh Hoa-Nghiêm có nói : chúng
sanh là gốc rễ, người tu là cây cội, Bồ-Tát là
hoa lá,
Phật là qủa – Đó là một cái nhìn suốt khắp không
có
dư thiếu.
* Phật ở trong tâm như hương trong cây, giác mục
hết rồi thì lõi hương tự hiện ; phiền não hết rồi
thì
Phật tâm tự hiện cũng như vậy.
Thật ra, cây đàn vẫn là cây đàn, tự vốn có những
âm thanh kỳ diệu, nếu được thông qua bàn tay sử
dụng của những bực tài tử – Bổn tánh con người
cũng vốn linh động như vậy. Nếu biết dùng thì sẽ
ra
cái hay cái diệu, không biết dùng thì sẽ ra cái
dở cái
xấu. Nên Phật với chúng sanh chẳng qua chỉ có
cái
biết dùng hay không biết dùng mà thôi.
* Cho nên biết ngoài cây không hương, ngoài tâm
không Phật. Nếu ngoài cây có hương tức là hương
chỗ khác, ngoài tâm có Phật tức là Phật từ ngoài ;
là
không phải Phật.
Do đó tôi thường hay nói : Nếu không thấy ông
Phật ở ngay trong tâm mình, thì dù ông Phật ở
ngoài
có đến chăng nữa cũng vẫn là chuyện ông Phật với
mình còn riêng biệt, vẫn còn là 2 pháp đối đãi,
chưa
phải là một lẽ đồng nhất. Do đó, nếu soi trở lại
vào
trong con người mình mà thấy được chính ông
Phật,
chính tâm tánh ở nơi mình thì ông Phật ở ngoài
với
ông Phật ở trong mình mới đồng nhất.
Qúi vị tụng kinh Pháp-Hoa, nhớ đến phẩm Bảo-
Tháp có nói : Phật đang giảng hội Pháp-Hoa, bỗng
một cái tháp từ đâu dưới đất trồi vọt lên hư
không.
Phật Thích Ca mới cắt nghĩa rằng Đa-Bảo Như-Lai
tịch đã lâu đời, vì bổn nguyện nên chỗ nào có
giảng
kinh Pháp-Hoa thì hiện đến nghe. – Rồi Phật
Thích
Ca đi lên hư không, lấy ngón tay mở cửa tháp.
Phật
Đa-Bảo ở trong vẫn còn nguyên, liền mời Phật
Thích Ca vào ngồi chung một tòa. Còn các đệ tử
Phật lên không được, phải chờ Phật giúp cho
phương tiện thần lực mới lên được.
Nói như vậy có nghĩa là gì? – Là nghĩa ông Phật
ở
ngoài chỉ là phương tiện, còn trong chính thân
mỗi
con người đều có một ông Phật. Và ông Phật ở
ngoài chẳng qua là cái bóng của ông Phật ở
trong,
nhưng vì chúng sanh mê lầm lâu đời qúa nên ví
cũng như ông Phật đó đã tịch rồi mà còn để trong
tháp vậy. Bây giờ nhờ ông Phật ở ngoài khai ngộ,
mở được cửa tháp, nên Phật ở trong tháp và Phật
ở
ngoài mới ngồi chung một tòa – nghĩa là tuy
không
phải là một nhưng cũng không phải khác.
Tại sao tháp Đa-Bảo vọt lên hư không? – Là vì
cái
thân ngũ uẩn của chúng sanh này là thứ tột bực
vô
lý, tự nhiên mà đặt ra cái tôi không có thiệt.
Tại sao
các đệ tử của Phật lên không được ? – Là tại
không
có thâm nhập vào trong ngũ uẩn được, nghĩa là
chưa
có hành thâm Bát Nhã Ba-La-Mật-Đa nên lên không
được. Nghĩa của chuyện nầy là vậy. Do đó không
thể lặn lội đi tìm ông Phật ở ngoài được ; và
như thế
nghĩa là sao? Thế là kinh Pháp-Hoa muốn nói :
hầu
hết người xuất gia theo Phật chỉ biết ỷ lại ông
Phật
bên ngoài, mà bỏ quên hẳn tâm tánh mình đi nên
không thể đến được. Cái đó có kẻ gọi là Phật;
người
gọi Chúa, người gọi Thượng Đế … đủ thứ ; Bây giờ
chúng ta đừng vội gọi bằng gì mà cũng đừng tìm
nữa. Cứ hãy trở lại để khám phá cho thấy được rõ
chính con người của mình trước, thì tức khắc cái
gọi
là chân lý, là Phật, là Đạo v.v… đến ngay với
mình
không phải mời rước chi hết, vì không ai có thể
đi
tìm gặp một người chưa từng biết tên biết mặt
bao
giờ. Nên nếu săn đuổi đi tìm, may gặp được mà
vội
mừng, thì coi chừng gặp phải thứ gì rồi mình kêu
đại là vậy vị tất là đúng thứ mình kiếm. Do đó
vấn
đề lặn lội đi tìm Phật, tìm Trời, tìm Chúa …
thật
mâu thuẫn vô cùng.
Hãy thử nghĩ một việc làm rất đáng buồn cười của
loài người chúng ta là : trước khi muốn đi xe
đạp, ai
cũng phải thử các bộ phận chính xác đàng hoàng,
rồi mới nhảy lên đi. Đối với xe đạp còn thế,
đàng
này chúng ta dùng cái máy ‘Mình’ lại không cần
đến điều chỉnh chi trước ! Chỉ có phải biết điều
chỉnh máy ‘Mình’ mà thôi, tuyệt đối không thể
khác
hơn được; lúc này lại càng không thể khác hơn
được! Nên nếu nói chân lý là tuyệt đối, chúng ta
cũng phải đề phòng hai chữ tuyệt đối ấy, vì
tuyệt
đối của tôi khác với tuyệt đối của đạo hữu ; mỗi
người đều có một thứ tuyệt đối, một chân lý
riêng
thì nguy mất ! Chỉ có một cách là làm sao tháo
cho
banh guồng máy MÌNH ra. Nhận được mình rồi, thì
tức khắc ngoài mình là cái gì sẽ thấy ngay. –
Cũng
như chúng ta mang kính màu, thì không thể nào
nhìn màu sắc thật của sự vật được. Chỉ có một
cách
là mình gỡ kính màu để xuống thì nhìn đến đâu sẽ
rõ mặt thật của sự vật đến đấy. – Cũng tương tự
như
vậy, khi con mắt có mây thì nhìn thấy một ngọn
đèn
hóa ra hai, nên chỉ còn có cách lột mây ở mắt là
hơn
cả.
Nhưng cái tâm của chúng ta khốn đốn lắm ! Tôi
nhắc lại điều này : là bộ óc điện tử không diệu
bằng
tâm chúng ta đâu ! Như câu chuyện qua cầu khỉ
tôi
đã nói, là nó đã tính trước rồi. Và tất-cả các
cuộc
tiếp xúc của chúng ta đều có tính trước hết cả.
Nên
chúng ta đem nải chuối hay thẻ hương vào chùa
cúng, xem như thành kính lắm, nhưng phải đề
phòng phía sau đó còn có cái gì nữa. Luôn luôn
là
vậy ! Có nhiều người đem vô một chút xíu cúng
chùa mà vái lung tung bao nhiêu chuyện. Cái đó
tôi
gọi là mục đích hậu trường. – Xưa kia tôi cũng
bị
người ta chửi nhiều lắm vì lẽ đó. Hai vợ chồng
người bạn tôi, vì lẽ cơm không lành canh không
ngọt, bà muốn đem ông gởi vô chùa để tránh việc
đi
chơi ở ngoài, lo việc tu hành cho khoẻ cái thân.
Nhưng đến khi gần tôi lâu, tôi thúc đẩy ông đi
lần
vào chỗ say mê, thì bà lại chửi tôi thậm tệ !
Như vậy
là khi đem qùa chuối hương đền vào quy y là muốn
mượn ông Phật giữ dùm ông chồng. Mục đích hậu
trường tính ghê gớm lắm ! Nên mỗi người đừng sợ
ai hơn sợ mình, đừng thấy thắng ai khó hơn thắng
mình. Nhắc qua thì thấy đời này khó nhất, đáng
sợ
nhất là mình. Nhắc qua thì thấy hình như mình
chở
không kham, nhưng sự thật là vậy.
* Trong lòng chứa 3 độc là cõi uế, trong lòng
không
3 độc là cõi tịnh. Kinh nói : nếu cõi nước dơ bẩn
ác
độc đầy dẫy mà muốn chư Phật xuất hiện thì không
thể có bao giờ ; mà dơ bẩn ác độc là tham sân si
mê
muội đó.
Nói cách khác hơn, trong lòng không còn ôm đồm
chất chứa, ngoài không có vướng bận, tự nhiên là
khoẻ. Nên kinh thánh Thiên-Chúa có nói: Phải dọn
mình cho trong sạch để đón rước Chúa. Nghĩa là
nếu chính mình trong sạch, thì Phật hay Chúa
không
cần mời cũng tức khắc hiện trong lòng mình. Và
trong Tin-Lành-giáo cũng có 2 bức hình, do một
người đã trải qua nhiều kinh nghiệm rồi mới làm
được : một bức hình vẽ người có gương mặt sáng
sủa, hào quang chiếu sáng, có tim trắng; chung
quanh là qủi sứ, rắn, rùa, công, heo, gà, vịt …
các
thú đều tuôn chạy ra hết. Một bức khác vẽ người
có
gương mặt tiều tụy, không có hào quang, có tim
đen, trong tim có qủi sứ bắt ghế ngồi, ở ngoài
có qủi
lâu la bắt rắn, rùa, công, heo, gà, vịt … thả
vô. Rắn
nghĩa là không thành thật; rùa là chậm lụt ;
công là
khoe khoang ; dê là tánh nam nữ – Hễ trái tim
đen
thì mấy thứ đó nhào vô. Nên cõi nước đó không
đâu
lạ hơn là chính thân mình.
Hôm nay có đủ nhân duyên tôi nói câu này chúng
ta nên lưu tâm : trọn hết 3 tạng kinh điển nhà
Phật,
Phật nói chẳng qua là để mở tâm chúng sanh ra
bằng pháp giới bao la vậy. rồi cũng thu bao la
vào
thân chúng ta mà có ra 3 tạng kinh điển. – Thế
nên
cõi Phật không đâu khác hơn là thân tâm mình.
Thân tâm mê, dơ bẩn, đó là cõi chúng sanh.
* Chư Phật Thế-Tôn chính là cái tâm giác ngộ. Nếu
giác ngộ thì tất-cả nói năng đều là pháp Phật. Nếu
không nói mà nói thì suốt ngày nói đều là Đạo.
Nếu tôi không đạt, nhận ra được nguồn cội tâm
linh của tôi, thì vấn đề nói với không nói như
nhau.
– Và nếu qúi vị đến đây nghe nhận được ý tôi
nói,
thì tự nhiên người nghe không có chấp trên lời,
người nói cũng không có chấp trên pháp. Người
nghe cùng người nói cũng không có cách bức,
không phải là một mà cũng không phải là khác.
Thế
thì dù có nói nhiều đến đâu cũng giống như không
nói. Nên ngài Tu-Bồ-Đề tụng kinh Kim-Cang, chư
Thiên lóng nghe rải hoa khen :‘ Tu-Bồ-Đề tụng
kinh
hay quá!’ – Tu-Bồ-Đề đáp : tôi có nói gì đâu ! Chư
Thiên lại nói : ông không có nói gì, thì chúng
tôi
cũng không nghe gì.
* Nếu chấp nói năng thì dầu suốt ngày nín thinh
cũng là phi Đạo.
Nhiều người nghĩ rằng mình tịnh khẩu 10 hay 20
năm rồi sẽ thành Phật. Sự thật, vấn đề tịnh khẩu
còn
dễ, mà tịnh tâm mới khó. – Mỗi người cứ ngồi
lóng
nghe kỹ sẽ thấy dù mình nín thinh không nói gì,
mà
ở trong nó cũng nói hoài như có 2 – 3 người vậy.
Nên trong chuyện Tây-Du-Ký, Tôn-Ngộ-Không nói
: “Cứ việc nín thinh tận trong bụng, đi hoài
chừng
nào tới thôi “. – Nếu người nào nói là nói, nín
là nín
cho minh bạch, người đó khá lắm rồi.
* Cho nên Như-Lai nói mà không trái với nín, nín
chẳng trái với nói ; nói nín không lìa. Nếu ngộ
được
nghĩa nói và nín đây là vào được chánh định. Nếu
nói đúng lúc, nói cũng là giải thoát. Nếu chẳng
phải
lúc dẫu nín cũng là trói buộc. Cho nên nói cũng
lìa
tướng, nói cũng là giải thoát. Nếu chấp tướng dẫu
nín cũng là trói buộc. – Vả chăng bổn tánh vốn
giải
thoát văn tự không thể đến trói buộc được. Pháp
không cao thấp, nếu thấy có cao thấp là không phải
pháp rồi.
Trong kinh Kim-Cang có câu : ‘Thị pháp bình
đẳng vô hữu cao hạ, thị danh A-Nậu-Đa-La Tam-
Miệu-Tam-Bồ-Đề’. – Nghĩa là tất-cả pháp vốn bình
đẳng, vốn không có cao thấp, chỗ đó gọi là
Vôthượng
Bồ-Đề. Hay nói cách khác, nếu chứng thực
ỏ ngay nơi lòng mình hồi chưa khởi thiện khởi ác
là
vạn pháp đều đồng một thể tánh. Đó gọi là
Vôthượng
Bồ-Đề.
* Phi pháp là đò, pháp là người. Người nương đò để
qua sông thì phi pháp tức là pháp. – Nói theo thế
tục
thì có nam nữ sang hèn, theo Đạo thì không có nam
nữ sang hèn. Cho nên Thiên nữ ngộ Đạo chẳng đổi
thân nữ, nữ Xa-Nặc thức tỉnh chẳng đổi danh xưng.
Phi pháp là trái với pháp. Ở đây nói phi pháp là
đò,
pháp là người. Người nương đò để qua sông, thì
phi
pháp tức là pháp. Nói một cách khác phiền não
tức
là đò. Con người nương nơi phiền não để sanh trí
huệ.
Thưa, tôi đã từng nói bao nhiêu lần, chuyện tôi
nói
đây không dính dấp gì đến vấn đề học nhiều hay
ít,
có địa vị hay không, lớn tuổi hay nhỏ, nam hay
nữ,
sang hay hèn … hễ nhận ra được là nhận ra ngay.
Nghĩa Đạo là vậy. Cái gì còn kẹt trong cái cặp
là
không phải Đạo. Thí dụ sáng đối với tối, phải
đối
với quấy, Phật đối với chúng sanh, Cực-Lạc đối
với
Ta-Bà … cái gì còn nằm trong cái cặp thì chưa
phải
là Đạo. Nên hễ vướng trong cặp là vướng trong
tướng, là còn đối đãi.
Nói Thiên-nữ ngộ Đạo chẳng đổi thân nữ là do
trong kinh Duy-Ma có chuyện : Phật phái các vị
đệ
tử Phật đến thăm bịnh Đại-Sĩ Bô-Tát tại gia là
Duy-
Ma-Cật. Cuộc đàm đạo đến hồi hào hứng. Thiên nữ
liền hiện ra tham dự. Ngài Xá-Lợi-Phất thấy
Thiênnữ
đàm đạo như nước chảy bèn hỏi : Sao Thiên-Nữ
không chuyển thân nữ đi ? Cuộc đối đáp kéo dài,
cuối cùng Thiên-nữ dùng thần lực biến
Xá-Lợi-Phất
thành Thiên-nữ, rồi biến Thiên-nữ thành Xá-Lợi-
Phất. – Thiên-nữ bèn hỏi : Sao ngài không chuyển
thân nữ đi ? Xá-Lợi-Phất đáp : ‘Bây giờ cũng
không
biết chuyển làm sao nữa !’ – Thiên-nữ bèn nói :’
Bổn lai không có nam nữ. Hễ kẹt trong nam hay nữ
mới có nói chuyển’. Nói xong Thiên-nữ trả thần
lực
lại bình thường cho Xá-Lợi-Phất.
Còn nói Xa-Nặc thức tỉnh chẳng đổi danh xưng là
cũng một ý như trên. Xa-Nặc là tên người giữ
ngựa
cho Phật khi còn là Thái-Tử. Danh xưng chỉ là
một
thứ tên đặt. Nghĩa là cùng một con người mà khi
mê
thì đau khổ thức tỉnh rồi thì giải thoát, thông
đạt,
yên vui mà vẫn giữ y thân xác, tên tuổi này.
* Như thế không phải sang hèn nam nữ đều từ một
tướng đó sao ? ! Thiên-nữ suốt 12 năm tìm tướng nữ
cứu cánh không thể được, thì biết suốt 12 năm tìm
tướng nam cũng không thể được.
Trong kinh Duy-Ma phẩm Thiên-nữ nói chuyện
với Xá-Lợi-Phất, Thiên-nữ nói :”Tôi ở trong nhà
này 12 năm rổi mà tìm không ra tướng nữ”. Trong
câu nói đó đã hàm ý rằng : Vậy 12 năm rồi tìm ra
tướng nam sao ? ! … 12 năm rồi là đã qua khỏi 6
căn 6 trần. Có nam có nữ là kẹt trong vấn đề
giác
quan. Chớ nếu thoát khỏi tầm tay của 6 căn 6
trần
thì còn đâu là tướng nam tướng nữ !
* Cái nghĩa 12 năm là 6 căn 6 trần đó. Lìa tâm
không Phật, lìa Phật không tâm. Cũng như lìa nước
không giá, lìa giá không nước.
Ở nơi biển lạnh, nước đọng lại thành nước đá. Hễ
bỏ nước đá thì không có nước, bỏ nước thì không
có
nước đá. Nên biết nước và nước đá vốn không phải
một mà cũng không phải khác.
* Phàm nói lià tâm không phải là nói chạy trốn cái
tâm. Chỉ nói đừng chấp ở phần tướng của tâm mà
thôi. Kinh nói : Chẳng thấy tướng gọi là thấy
Phật,
tức là lìa tướng tâm đó. Nói lìa Phật không tâm
nghĩa là nói Phật từ tâm hiện, tâm có thể sanh
Phật.
Phật tuy từ tâm sanh, nhưng tâm chưa từng sanh ra
Phật. Cũng như cá sanh ra từ nước chớ không phải
nước đẻ ra cá. Muốn xem cá, chưa thấy cá đã thấy
nước. Muốn quán Phật, chưa thấy Phật đã thấy tâm.
Thế mới biết khi thấy cá là quên nước, khi thấy
Phật
là quên tâm. Nếu chẳng quên tâm là còn bị tâm mê
hoặc.
Trong kinh Kim-Cang có câu : “Nhược kiến chư
tướng phi tướng tức kiến Như-Lai “ – Nếu thấy
tấtcả
tướng mà không có kẹt tướng thì thấy được nghĩa
Phật, nghĩa Đạo. Tôi thấy chúng ta đọc kinh đọc
sách, từ xưa tới nay không có ai bù được công
của
người viết. Trong kinh Kim-Cang cũng có nói :
thế
giới không phải là thế giới nên gọi là thế giới.
Chúng sanh không phải là chúng sanh nên gọi là
chúng sanh. Vô-Thượng Bồ-Đề tức không phải Vô-
Thượng Bồ-Đề nên gọi là Vô-Thượng Bồ-Đề. Đã
qua qua rồi, hiện tại không dừng, vị lai chưa
đến.
Thế giới này nếu có chăng chẳng qua chỉ là một
tướng tổ hợp. – Nghĩa là tất-cả mọi vật, cái gì
có
tướng đều là tổ hợp. Tổ hợp là hợp nhiều phần
nhỏ
để thành ra tướng lớn. Thí dụ : một bức tường do
nhiều viên gạch xây nên, một viên gạch cấu tạo
bởi
nhiều hột cát, một hột cát do nhiều hột bụi, một
hột
bụi do nhiều hột mún, một hột mún do nhiều hột
mín … cứ như thế mà đi mãi cho tới hết thấy
được.
– Thế thì chính con người chúng ta cũng thế, vạn
vật đều thế. Nếu thấu triệt được nghĩa đó thì tự
nhiên ta nhập vào tướng thiệt, tướng rỗng rang
không có vướng bận.
Đi xa hơn nữa, chúng ta có tai, mắt, miệng, mũi,
đều ở phần trên đầu. Khi mũi hít vào thì tất-cả
những thành phần nhỏ trong thân chúng ta đều thở
ra. Nghĩa là mặt da thở ra. Khi miệng thở ra thì
mặt
da hít vào. Thế là khắp mặt da vẫn có mũi miệng
y
như trên mặt. Nếu ai có theo dõi NỘI-KINH sẽ
thấy
tới chỗ đó. Nghĩa là toàn thân chúng ta đều có
tai
mắt miệng mũi, đều có thấy nghe hay biết. Nhưng
chỉ vì chúng ta bị kẹt ở cái đầu, kẹt vào giác
quan
nên thấy đàng trước mà không thấy đàng sau, gnhe
bên này mà không nghe bên kia. Nên phải đợi đến
bao giờ điếc rồi thì cái đít mới nghe, đui rồi
thì
ngón tay mới thấy, mũi tịt rồi thì lỗ tai mới
biết
ngửi. Đó là chuyện dĩ nhiên, trong kinh Lăng-
Nghiêm cũng có nói chớ không có chi lạ hết.
Tôi có một người ông mù từ thuở bé, người ta
mướn bẻ cau. Thường muốn bẻ cau phải leo lên cây
hái thử 3 trái ở 3 hướng bổ thử thấy dầy thì mới
bẻ
buồng cau đó. Còn ông ấy chỉ cần lấy dao gõ dưới
gốc cau 3 cái thì biết được cau đã dầy mà leo
lên bẻ,
khỏi phải thử. Như vậy là ông đã thế con mắt
bằng
lỗ tai rồi ! – Một người điếc ngồi trên bộ ván,
mình
gõ trên bộ ván đầu đằng kia, thì họ quay lại
ngay.
Thế là cách nghe bằng cái đít. Rõ-ràng là vậy,
do đó
vấn đề lục thông cũng chẳng có chi lạ.
Phương chi ở trong bao la này không có chỗ nào
trố__________ng hết. Do đó nếu tự nhìn trở vào, hễ thân này
có
mắt tai mũi miệng thì khắp trong bao la này đều
có
mắt tai mũi miệng, mình thấy nghe hay biết suốt
khắp. Còn nếu vọt trở ra, thì tai mắt mũi miệng
ở
ngoài đều quay vô, nên mình bị cái ám ảnh đó. Vì
thế mà hầu hết nhân loại đều mê tín là có thần
quyền. – Và hễ nhìn ra thì bằng cách đảo ngược,
vì
lẽ chịu ảnh hưởng bầu khum của bao la này. Hễ
mình quay trở vô thì cái biết hướng ra khắp theo
chiều thuận. Do chỗ đó mà có ra pháp Phổ Môn thị
hiện của Quan-Thế-Âm, thiên thủ thiên nhãn và
bao
nhiêu pháp thần thông khác trong nhà Phật.
Thế thì tại mình kẹt trong giác quan, nhìn thấy
thân
này như cục đá, như vật đặc kẹo ; mình tạo ra
một
tướng tường đồng vách sắt bằng hư không, nên
không có viên thông được. – Sự thật mỗi người
vốn
viên thông, chỉ vì không biết được chỗ đó mới
hóa
ra chúng sanh. Do đó Phật nói : Không ai không
có
đủ 32 tướng, không ai không có trí huệ, đức
tướng
của Phật. Nhưng tại vì tâm mê nên các tướng đó
ẩn
lép đi, chỉ còn lại mỗi người một phần nào thôi,
là ý
vậy.
* Chúng sanh với Bồ-Đề cũng như giá với nước. Bị
3 độc làm rối loạn thì gọi là chúng sanh, được 3
giải
thoát thanh tịnh thì gọi là Bồ-Đề. Cũng như nước
bị
mùa Đông làm đặc lại thì gọi là giá, bị mùa Hạ làm
lỏng ra thì gọi là nước. Nếu bỏ giá đi thì không
có
nước nào khác, nếu bỏ chúng sanh đi cũng không có
Bồ-Đề nào khác.
Nghĩa là tùy duyên biến hóa. Chúng ta thử nghĩ
quả địa cầu này ở giữa hư không chẳng dính vào
đâu, thế mà bây giờ sanh ra đủ thứ con. Đó là
nghĩa
chúng sanh với Bồ-Đề cũng như giá với nước.
* Nên biết tánh giá là tánh nước; tánh nước là
tánh
giá. Tánh chúng sanh là tánh Bồ-Đề, chúng sanh và
Bồ-Đề đồng một thể tánh cũng như Ô-Đầu và Phụ-
Tử cùng một gốc, chỉ vì thời tiết chẳng đồng. Mê
ngộ khác cảnh nên có 2 tên chúng sanh và Bồ-Đề.
Cũng như chúng ta có thể nói : mặt đất chỉ là
mặt
đất, mà lên cây thì có cây độc cây không độc,
sanh
ra người có người tốt người xấu. Bổn tánh con
người cũng vốn như vậy. Hễ biết dùng thì trở nên
người tốt, không biết dùng thì trở nên người
xấu.
* Cho nên rắn hóa làm rồng mà chẳng đổi vảy,
phàm biến làm thánh mà chẳng đổi mặt, chỉ người
biết tâm thì trí soi trở vào trong, biết thân thì
giới
giữ bên ngoài.
Trong một sàn thuốc tể, nếu chúng ta phân tách
được một viên, thì trọn cả những viên kia cũng
thế
thôi. Có khác chăng là người trộn không đều thì
có
viên phần này nhiều, phần kia ít, chớ cũng không
phải khác. – Con người ai cũng hai lỗ mũi nằm
xuôi, miệng nằm ngang, hai bên hai lỗ tai, ở
trên 2
con mắt … người nào cũng giống người nấy, nhưng
khác nhau ở chỗ từng thành phần bên trong, từng
tâm tánh, chí hướng. Cũng thế, mọi cảnh vật bên
ngoài cùng với chúng ta liền hơ. Nhưng cảnh bên
ngoài dễ biết dễ thấy, chỉ có cái khối ở trong
mình
là khó biết khó thấy nhất mà thôi. Cho nên vấn
đề
học Đạo không ngoài vấn đề Tâm. – Nên nhớ cái
mâu thuẫn ở trong con người chúng ta ngoắt ngoéo
lạ đời lắm ! Một cô gái lớn lên trong cảnh chiến
tranh, thấy ngán chuyện lập gia đình, không muốn
có chồng. Nhưng đến khi gặp một người nào đó có
tánh nết đằm thắm ; hình ảnh đó in vào đầu rồi
dù
cô muốn quên lắm cũng không làm sao quên được. –
Một cách mâu thuẫn nữa là : một mặt sợ nuôi con
nít cực khổ, mà một mặt lại mua búp-bê về may
quần áo để rồi ngắm ! Thật là một sự mâu thuẫn
ngặt nghèo ! Chúng ta vào chùa tu, tăng ni vị
tất đã
khỏi chuyện đó ! Nên có nhiều bà vải bà phước
ham nuôi con nít lắm. Mà hễ nuôi một đứa, tự
nhiên
rồi cũng bị nó trói buộc không khác gì như con một
vậy. Nên vấn đề đi tu mà còn thích con nít là
kiểu
mất cái lu thế cái hũ. Bởi vậy chúng ta phải nên
thận
trọng mà học hỏi về sự biết mình.
Phần nhiều chúng ta đau khổ rồi mới đi tìm Trời
Phật. Việc làm dường như chánh đáng lắm. Nhưng
sự thật, Phật ở đâu mà tìm ! Nếu Phật không là
‘cái
thứ hai’, Phật là cái vô cùng, thì chúng ta
không biết
mặt được làm sao mà tìm ! Có ai đi ra chợ để tìm
gặp người mình chưa từng quen biết bao giờ đâu !
Nên Trời Phật phải đến với mình, miễn là trong
lòng
mình đừng nhóm chứa, tự nhiên trời Phật xuất
hiện.
– Do đó tôi nói rằng : một người đặng không
mừng,
mất không lo, mà có hiểu biết thì cuộc đời người
đó
không có gì là vô phước hết. Nhưng đó không phải
là chuyện dễ ! Chỉ một vấn đề tiền bạc, khi có
hai ba
chục xe bạc với khi không có đồng nào lòng mình
cũng y như vậy; thì dù cho giữ hai ba chục xe
bạc
cũng không sao. Ngược lại, chỉ có cái mẻ kho mà
giữ khít trong lòng ; thì khi có hai ba chục bao
bạc
trong nhà sẽ mang họa ngay. – Nên cảnh này không
có chi là thuận nghịch hết. Thí dụ bây giờ ngừng
hết
giặc, vị tất con người đã có phước – Nếu vấn đề
trong lòng mình chưa có giải quyết. Đó là chỗ
quan
hệ nhất. Bởi vậy nếu không có giải quyết vấn đề
ở
trong lòng mình mà hạ thấp vấn đề tu hành như
ngày nay, cho rằng làm phước là tu. Nhưng chúng
ta
làm mà có biết thết nào là thiệt tu không? ‘Tu’
hay
là vướng vào trong đó rồi mắc kẹt với cái đó mà
không thấy phải quấy được. Nên lắm khi chỉ một
hơi hám câu nói của mình 2,3 chữ có chứa trong
đó
không biết bao nhiêu tai hại cho mình, mà vẫn
không hay tưởng mình tốt lắm. Chỗ đó chúng ta
phải biết hệ trọng lắm !
* Chúng sanh độ Phật, Phật độ chúng sanh, thế gọi
là Bình đẳng. Chúng sanh độ Phật nghĩa là nhờ
phiền não sanh tỏ ngộ; Phật độ chúng sanh nghĩa là
tỏ ngộ rồi diệt phiền-não. Thế mới biết không
phiềnnão
không tỏ ngộ. Thế mới biết không phải phiềnnão
không lấy đâu sanh tỏ ngộ, không phải thức tỉnh
không lấy đâu diệt phiền-não. Khi mê là chúng sanh
độ Phật, khi ngộ là Phật độ chúng sanh. Vì sao
thế?
Vì Phật chằng tự thành, đều do chúng sanh độ cả.
Chư Phật lấy vô minh làm cha, tham ái làm mẹ. Vô
minh và tham ái đều là biệt danh của chúng sanh.
Chúng sanh và vô minh cũng như tay trái và tay
phải chớ không phải 2 người.
Nói thế thật là qúa rõ!
* Khi mê là mắc kẹt bờ bên đây, khi ngộ là qua
được bờ bên kia. Nếu biết tâm không, chẳng chấp
tướng thì lìa mê ngộ, đã lìa mê ngộ thì không có
bên
đây bên kia nữa. Như-Lai chẳng ở bên đây cũng
chẳng ở bên kia, chẳng ở giữa dòng. Vì sao thế? Vì
ở giữa dòng là Tiểu-Thừa, ở bên đây là phàm phu,
bên kia nghĩa là Bồ-Đề.
Nghĩa ở đây muốn nói là mắc kẹt chỗ nào cũng
đều không phải. Chuyện Đạo-lý không có gì khác
hơn là trả cho con người trở về với bổn-tánh vốn
lỏng. Nên Lão-Tử nói : “Quân tử vi thiện nhược
thủy, ủng chi khả dĩ tại sơn, kích chi khả dĩ
quá
tảng, năng phương, năng viên, ủy khúc tùy hình.
Thị
cố Quân tử năng nhu nhi bất nhược, năng cường
nhi bất cang, như thủy chi tánh dã” ( Người học
Đạo
tâm tánh phải lỏng như nước, đắp đập ở trên núi
được, đánh tung qua trán được, đổ trong bầu liền
tròn, sang qua thùng liền vuông, gặp lạnh đông
lại,
gặp nóng liền chảy ra. Nó biến hóa kịp thì kịp
lúc
một cách linh động như vậy, gọi là tánh nước).
Chỉ có cái không có gì hết mới có một sức mạnh
không thể nghĩ bàn. Qúi vị đọc Tam-Quốc-Chí nên
nhớ chuyện Trương-Phi xử tử Nghiêm-Nhan :
Trương-Phi là tướng Tây-Thục, tánh hung dữ nóng
nảy, đụng tới thì chửi, đánh; đi đánh giặc bắt
được
tướng bên địch là Nghiêm-Nhan. Đem Nghiêm-
Nhan ra trói để xử, bày rượu thịt ra bàn vừa ăn
uống
vừa mắng nhiếc Nghiêm-Nhan – Nghiêm-Nhan vẫn
điềm tĩnh không đổi sắc mặt, đến lúc thấy
Trương-
Phi đã mệt bèn hỏi : “làm vậy có mệt không ? Đại
phàm đạo làm tướng, hễ bắt được kẻ địch thì giết
hay tha tùy quyền của mình, sao phải làm chi như
thế cho mệt !”. Câu nói dội đến, Trương-Phi gạt
đổ
bàn ăn nhào xuống, mở trói đỡ Nghiêm-Nhan lên
ghế ngồi, tạ lỗi rồi tha bổng. Từ đó về sau 2
người
trở nên là bạn, không hề đánh nhau nữa. Chỗ đó
mang một ý Thiền đặc biệt, khủng khiếp. Người
nào
muốn đương đầu giáp mặt sự thật, tới giờ phút
chót
phải có khí phách như vậy, là hết chuyện rồi !
Hoặc đương đầu bằng cách thật nhẹ hơ, như
chuyện của ông Diêu và ông Tịnh mà tôi thường kể
: tôi có 2 ông Bác bà con xa, đều làm thầy Pháp.
Ông Tịnh làm theo phản ác, tánh hung dữ mà có vợ
hiền. Còn ông Diêu làm theo phù thủy, tánh hiền
mà
vợ dữ vô cùng. Ông Tịnh tranh thân chủ với ông
Diêu, một hôm uống rượu vào làm nư chửi ông
Diêu đủ điều. Nhà gần bên, bà Diêu nghe về nói
lại :
“Mình ơi mình, thằng Tịnh chửi nát mình, qua mà
coi !”.
Ông Diêu lặng thinh, ngồi ngoáy trấu ăn như
không có chuyện gì xảy ra. Mấy tiếng sau bà vẫn
thấy ông êm rơ, nóng lòng bà nói : “Ông ơi ông,
thằng Tịnh nó chửi nát ông đó, qua mà coi !”.
Ông vẫn ngồi làm thinh, coi như không có mặt bà
vậy. Tới cả giờ đồng hồ sau, bà Diêu tức qúa,
chạy
ra chạy vô nói :”Diêu ơi Diêu ! Thằng Tịnh nó
chửi
nát cha mày ngoài đó, ra mà nghe !”.
Ông vẫn tỉnh bơ, chậm rãi nói :” Ối ! Thằng Tịnh
cha nó nó còn chửi, tôi mấy lăm hơi mà nó không
chửi”!.
Chỉ một câu nói thôi. Thấu đến tai thầy Tịnh,
ông
chửi một bữa thật dữ dội, rồi từ đó về sau chấm
dứt
không hề có chửi nữa. – Đó cũng là một chuyện
không phải dễ làm !
* Phật có 3 thân là hóa thân, báo thân và pháp
thân.
Hóa thân cũng gọi là ứng thân ; Nếu chúng sanh
thường làm điều thiện tức là hóa thân. Khi hiện tu
trí huệ là báo thân. Hiện giác vô vi là pháp thân.
Thường hiện 10 phương, tùy nghi cứu tế, đó là hóa
thân Phật. Nếu dứt mê hoặc tức là Tuyết-Sơn thành
đạo là báo thân Phật. Không nói không năng, không
làm không được, rỗng lặng thường trụ là pháp thân
Phật. Nếu luận chí lý một Phật còn không có thay
làm gì có ba ! Nói có 3 là y cứ theo trí người đời
mà nói, người có 3 bực : người bực hạ trí vọng cầu
phước lực, vọng thấy hóa thân Phật.
Thưa, vọng thấy hóa thân Phật là tưởng tượng qúa
rồi, vọng thấy bóng dọi của cái tâm mình mà
thôi.
* Người bực trung trí vọng dứt phiền não, vọng
thấy
báo thân Phật.
Tại sao lại nói “vọng dứt phiền não” ? – Trong
kinh Lăng-Nghiêm có nói : “Ngay hồi tính trừ
vọng,
hồi đó chính là vọng”. Vì chỉ có ngừng đừng làm
thêm vọng mà thôi, chớ không có nghĩa trừ. Nếu
tôi
trừ cái quấy, tôi sẽ còn lại cái trừ, nghĩa là
còn làm
thêm. Còn nếu tôi ngừng, đừng làm quấy nữa là
hết
chuyện. Nói khác hơn trừ cái quấy nghĩa là biến
tướng đổi cái quấy để lấy cái trừ, chớ không
phải
hồi đó không có việc. Cũng như tôi đang chạy.
Bây
giờ muốn ngừng thì không chạy nữa, chớ không
phải đợi chạy thụt lùi mới gọi là ngừng.
* Người bực thượng trí vọng chứng Bồ-Đề, vọng
thấy pháp thân Phật. Người bực thượng-thượng trí
soi trở vào trong tròn lặng tỏ tánh là Phật, chẳng
đợi
trừ tâm mà được trí Phật. Biết 3 thân và vạn pháp
đều không thể chấp, không thể nói.
Tại vì mê mà thấy có ngoài có trong, nên mới nói
cần phải quay trở vào chính con người của mình.
Sự
thật, nếu mình không có mê, thì chính thân này
còn
không thiệt thay, làm gì có ngoài có trong !
Nhưng
nên nhớ, khi thấy không có gì là thiệt hết, hồi
đó tấtcả
đều thiệt. Cũng như nói : Tất cả không phải là
xe,
vậy cái gì là xe ?
Tất cả đều không phải Phật, vậy cái gì là Phật?
Tất cả đều không phải tôi, vậy cái gì là tôi?
Tất cả đều không phải tâm, vậy cái gì là tâm?
Đến chỗ đó đừng vọng dùng lý trí.
* Đó là tâm giải thoát viên thành đạo cả Kinh nói
:
Phật chẳng thuyết pháp, chẳng độ chúng sanh,
chẳng chứng Bồ-Đề là nghĩa thế.
Nếu nói Phật có thuyết pháp hay không có thuyết
pháp, có độ chúng sanh hay không có độ chúng
sanh
đều là chưa thiệt biết rõ nghĩa Phật muốn nói,
vì
rằng còn rơi vào trong hai tướng đối đãi.
* Chúng sanh tạo nghiệp, nghiệp chẳng tạo chúng
sanh. Đời này tạo nghiệp, đời sau thọ báo, quyết
định không sai. Chỉ có bực chí nhơn nơi thân này
chẳng tạo các nghiệp nên chẳng thọ báo. Kinh nói:
chẳng tạo các nghiệp tự nhiên được Đạo, há chẳng
đúng sao ?! Người hay tạo nghiệp, nghiệp chẳng
hay tạo người. Người nếu tạo nghiệp, nghiệp và
người cùng sanh. Người nếu chẳng tạo nghiệp,
nghiệp và người đều dứt. Thế mới biết nghiệp do
người tạo, người theo nghiệp sanh. Nếu người
chẳng tạo nghiệp, thì nghiệp không theo mà sanh
người. Cũng như người hay hoằng Đạo, Đạo chẳng
hay hoằng người. Phàm phu đời nay thường tạo
nghiệp, vọng nói không báo, há phải không khổ đâu
! Nếu luận chí lý thì tâm trước tạo, tâm sau thọ
báo
làm sao thoát được !.
Không phải nói chi xa xôi, bây giờ nếu mình nghĩ
những chuyện hiểm hóc thì cái mặt, bộ tướng của
mình đã đổi khác, mạch cổ tay cũng đổi khác. Hễ
tâm nghĩ điều gì thì hiện thấy ra ngay. Nên mới
nói
:”Hữu kỳ trung tắc hình ư ngoại”.
* Nếu tâm trước chẳng tạo thì tâm sau chẳng thọ
báo thì lấy đâu vọng thấy nghiệp báo. Kinh nói :
ai
tin có Phật mà nói Phật có khổ hạnh, đó là tà
kiến;
nói Phật bị quả báo cây thương vàng và ăn lúa
ngựa,
đó gọi là đức tin chẳng đủ, gọi là Nhất-xiển-đề.
Ai tỏ được pháp thánh thì gọi là thánh nhơn, tỏ
pháp
phàm thì gọi là phàm phu. Chỉ có thể bỏ pháp phàm
theo pháp thánh, là phàm phu thành thánh vậy. Thế
gian ngu mê, chỉ muốn cầu làm thánh nhơn mà
chẳng tin cái tâm tỏ ngộ là thánh nhơn. Kinh nói :
những kẻ không trí đừng cho nghe kinh này. Kinh
nói : “tâm là pháp”. Người không trí chẳng tin tâm
tỏ ngộ pháp trở thành thánh nhơn ; nên chỉ muốn
tìm cầu bên ngoài, ngưỡng mộ hình tượng màu sắc
v.v.. đều bị đọa vào tà kiến, tâm sanh cuồng loạn.
Trên đời này không việc gì khó bằng trở về với
cái
tâm. Mà học Phật nghĩa là trở về với tâm; nên có
thể
nói không có gì khó cho bằng học Phật.
Trong lịch sử nhà Phật có mấy chuyện này chúng
ta cần để ý :
– Chuyện cây thương vàng. Một hôm Phật đang đi
bỗng dưng xuất hiện một cây thương vàng trên hư
không. Phật đi đến đâu thương cứ bay theo đến
đó,
muốn ghim xuống Phật mà không sao ghim được, vì
Phật có cách ngăn không cho nó ghim xuống. Phật
biết đó là do oan trái kiếp trước bây giờ phải
lãnh
qủa. Nên cuối cùng Phật bằng lòng trả xong oan
trái
đó, bèn đưa chân ra hứng, cây thương liền ghim
xuống. Có điều lạ là nếu Phật không bằng lòng
hứng
thì cây thương không thể đâm, nhưng không làm
sao để nó dừng được.
– Chuyện ăn lúa ngựa : vào ngày an cư kiết hạ,
nhà
vua thỉnh Phật và cả tăng đoàn vào thành đích
thân
cúng dường chu tất. Một hôm, mãi say mê cuộc vui
cùng cung nữ, vua bỏ quên cả tăng đoàn mấy ngày
phải chịu đói. Bỗng một đoàn xe chở lúa ngựa đi
qua. Người lái xe nghe tin ấy, vào bạch Phật xin
tình nguyện cúng dường mấy xe lúa. Phật nhận
lời.
Thầy trò nhờ bữa cháo chịu đựng qua ngày. Đến
khi
nhà vua sực nhớ lại thì đã qua mấy ngày rồi !
Vua
vội vàng làm lễ trai tăng, sám hối. – Thấy thế,
trong
đồ đệ có người hỏi Phật sao có chuyện lạ như vậy
?
Phật chậm rãi kể lại vào muôn kiếp trước, tiền
thân
Phật là một ông vua rất ghét thầy tu. Một hôm có
đoàn tăng lữ khất thực đi qua. Nhà vua bảo :
“đám
này cầu có lúa ngựa mà cho nó ăn !” – Nên bây
giờ
Phật phải lãnh quả báo ăn lúa ngựa.
– Chuyện Phật nhức đầu 3 ngày : Một hôm bỗng
dưng Phật bị nhức đầu, qua 3 ngày rồi khỏi. Đồ
đệ
bèn hỏi : nghe nói bậc La-Hán không còn bịnh
nữa,
mà sao Phật lại bịnh?
Phật mới kể : tiền thân của Phật có một kiếp làm
Thái-Tử. Lúc bé đi chơi gặp người ta tát đầm bắt
được con cá lóc vua. Thái-Tử lấy cây gõ lên đầu
cá
lóc 3 cái ; nên bây giờ Phật bị nhân qủa nhức
đầu 3
ngày.
Những chuyện ấy có thật, nhưng ở đây Tổ-Đạt-Ma
nói rằng : ai tin Phật bị qủa báo cây thương
vàng và
ăn lúa ngựa, người đó đức tin chưa đủ. Ý muốn
nói
ai hiểu như vậy đều là người mắc kẹt trong
tướng;
không thấy được trọn hết sự thật. Nghĩa là mượn
chuyện này để nói lên vấn đề nhân qủa cho người
hạ
đẳng sơ cơ. Nếu ai mắc kẹt trong đó thì không
thể
phóng tầm mắt đến tận nguồn chân lý được.
* Kinh nói : “nếu thấy các tướng không phải tướng
là thấy Như-Lai.” Tám muôn bốn ngàn pháp môn
đều do tâm khởi; nếu tướng tâm thanh tịnh như hư
không liền thoát ly thân tâm vậy. Tám muôn bốn
ngàn phiền não là căn bịnh. Phàm phu khi sống lại
lo chết, khi no lại lo đói, đều gọi là đại mê
hoặc.
Thật cũng đáng lấy làm lạ, vì có nhiều người
đang
sống mạnh khoẻ mà vội lo đi làm Kim-tỉnh để
phòng lúc chết. Bởi thế Trang-Tử muốn phá cái
tâm
ấy, khi sắp chết bèn căn dặn đồ đệ : Lát nữa tôi
có
chết rồi, mấy người cứ đem lột hết quần áo ra,
rồi
đem vào rừng treo lên cây để cho quạ chim ăn. Đồ
đệ nghe thế vội nói : Sao lại để thầy lõa lồ như
thế
được, thôi để chúng tôi xin phép chôn cất cho
kín
đáo một chút. Trang-Tử bèn nói : mình sống ở mặt
đất, ăn những thứ trên mặt đất ; bây giờ chết đi
sao
lại tư vị cho đám ở dưới ăn mà không cho đám ở
trên !
* Cho nên thánh nhơn chẳng lo trước, chẳng nghĩ
sau, không đắm hiện tại, niệm niệm đều qui Đạo
Giản dị quá ! – Nếu một người đối với việc đã
qua
biết nó qua rồi, thôi không vướng bận. Việc sắp
tới
biết nó chưa tới, thôi không mong mỏi. Việc hiện
tại
biết nó không dừng nên để cho tâm rỗng rang. –
Như thế còn gì khoẻ hơn !
* Nếu ai chưa ngộ được lý này, thì nên sớm tìm
đường lành trời người, đừng để mất hết cả hai.
Tôi không hiểu tại sao Đạt-Ma nói ra câu này !
mà
nói hồi nào? Nói với ai? Nói ở đâu? Tại sao nói?
Có
phải Đạt-Ma nói ra không? Dù cho chính Đạt-Ma
nói ra chăng nữa … vì sao thế ? – Ngày nay tất
cả
loài người đều đắm mê vật chất, lười biếng suy
tư,
tham cầu tìm hầm núp nổi để nương dựa. Tất cả
cửa
tôn giáo tín ngưỡng đều biến thành cửa chợ.
Không
chỗ nào không có bàn tay chánh trị phe đảng mò
vào. Thế giới vật chất đều năm châu họp chợ. Con
người tuy sát mặt nhau mà lòng dạ càng ngày càng
cách muôn sông nghìn biển. Tôn giáo tín ngưỡng
chực biến thành phòng tuyến dẫn hỏa cho chiến
tranh. Đức tin của con người chỉ còn là một thứ
hời
hợt, xuất phát từ lòng tham lam ! … Như thế tại
sao
lại bày thêm những an ủi tạm bợ để cho thêm kéo
dài lê thê dòng sinh mệnh mê muội ? Tại sao
không
đóng bít cửa nhơn thiên để rồi hễ rơi xuống mạnh
thì sẽ được vọt lên mạnh ?! Ta không thấy sao ?
–
Các loài trùng đóng kén, nếu kén còn có một chỗ
hở
thì nhất định không hóa được.
Vì thế nên theo tôi, câu này đáng lẽ là không
có.
* Đêm ngồi kệ rằng :
Canh một ngồi ngay bắt kiết già,
Tĩnh thần lặng chiếu rỗng đồng hư.
Lũy kiếp đến nay không sanh diệt,
Đâu cần sanh diệt diệt Vô-Dư.
Vạn pháp chung qui đều như huyễn
Bổn tâm tự rỗng đâu dụng trừ
Nếu biết tâm tánh phi hình tượng,
Lặng yên chẳng động tự chơn như
*
Canh hai thần lắng chuyển suốt trong
Chẳng khởi ước mơ, chỉ một lòng
Sum-la vạn tượng đều qui Đạo,
Há chấp có không để bịnh chung !
Các pháp bổn lai không Không Có,
Phàm phu vọng tưởng luận cuồng ngông
Nếu tâm chẳng khởi sanh hai pháp,
Còn nói làm chi thánh khác phàm !
*
Canh ba lòng lặng tợ hư không,
Trùm khắp mười phương đều suốt thông
Núi sông ghềnh đá không sao chướng,
Hằng sa thế-giới sẵn ở trong.
Thế giới chơn như cùng bổn-tánh
Cũng không không tánh tức dung thông
Phải đâu chư Phật là như thết,
Hữu tình muôn loại thảy đều đồng.
*
Canh tư không diệt không sanh,
Hư-không pháp-giới đẳng bình như nhau
Đến đi khởi diệt được nào
Có không sáng tối làm sao tỏ tường
Không thấy là cái thấy Thế-Tôn.
Không tên không được là tên Phật mình
Ai có tỏ ngộ biết liền
Chúng sanh mê-muội còn nguyên đui-mù
*
Canh năm Bát-Nhã chiếu vô biên,
Một niệm chẳng khởi ba ngàn suốt qua.
Chơn như bình đẳng muốn thấy là ….
Tịnh tâm không loạn trước mắt ta hiện liền.
Đạo mầu tâm khó suy lường
Chớ nên tìm kiếm cho thêm mệt thần.
Nếu hay vô niệm là chơn,
Tìm cầu càng cách hết đường thấy nghe.
*
* * *
Luận Ngộ Tánh đến đây là hết.
Tiếp theo đây tôi xin nói đến vấn đề phải khám
phá
‘Thằng Mình” như thế nào? để giúp cho những
người mới đến sau khỏi bị lạc hướng, và những
người đến trước cũng cần phải theo dõi thâm sâu
hơn.
Phần đông chúng ta đều thích nhìn trở ra. Không
bao giờ chúng ta chịu lưu tâm dò dẫm trong con
người của mình. Tại sao có lúc mình muốn làm
phải
mà vẫn không sao làm được, cố tránh làm quấy mà
vẫn bị làm … để rồi có lúc ăn năn đến muốn tự tử
!
Có khi tự tử được cứu rồi, lần khác cũng làm như
thế, để rồi lại tự tử nữa ! Trông thật đáng tội
nghiệp
! Tuy nhiên như vậy đâu phải là con người không
biết phải trái, nhưng vẫn bị làm là tại không có
cách
để thắng nó.
Bởi thế đầu mối kinh Kim-Cang, mở đầu đã có vị
hỏi Phật : “ Bạch Thế-Tôn, như có người muốn tu
vậy phải phát tâm bằng cách nào ? phải hàng phục
tâm mình ra sao ?”. Nghĩa là vô thẳng đề, nhắm
ngay con người của mình mà đặt nền tảng cho việc
tu. Nếu không hiểu con người mình thì học Phật
tức
không học. Kinh Phật chẳng qua là cái gương để
rọi
lại cho thấy lòng mình, chớ không phải học thuộc
để
trả bài với ông Phật !
Chúng ta có thể ví thân con người như chiếc xe
chở hàng cũ đấy ắp. Bộ óc ngóng chuyện sắp tới,
cái
thân chứa chuyện đã qua, trái tim đập nhịp hiện
tại
mà không có sống. Chúng ta ai cũng vậy, lúc nhỏ
sống khác, đến già đi ngược lại. Thí dụ hồi nhỏ
tâm
tánh mình ra sao, sanh con ra lớn lên nó cũng
sống y
như vậy. Bây giờ mình trở về già thấy ngược lại
nên
không bằng lòng nó, chớ sự thật nó làm đúng kiểu
của mình, chỉ tại mình không hiểu thôi. Nên cuộc
sống chúng ta từ nhỏ đến già ngược nhau, thì từ
đầu
năm đến cuối năm cũng ngược nhau, và từ sớm mai
đến chiều cũng ngược nhau, bây giờ muốn thế này
một lát nữa muốn trở ngược khác. Kiếp này đã là
một chùm mâu thuẫn thì kiếp kiếp đã qua cũng là
một chùm mâu thuẫn. Nó đóng cứng và xỏ suốt
thành một xâu thời gian tâm lý. Nên có thể ví
cuộc
đời con người như một chiếc xe chở đầy nhóc,
chạy
trên con đường không được bằng phẳng nên đồ đạc
khua rổn rảng, đó gọi là phiền-não đau khổ.
Nhưng
đường đời làm sao có bằng phẳng được ! Chỉ có
đừng chở thì khua cũng không có. Và chỉ trừ đừng
có xe hơi thì mới không có chở.
Xưa kia có một vị Thiền-Sư tu lâu tưởng mình đã
lưu thông rồi, một hôm đến chơi với một ông
Thiền-
Sư khác nói rằng : khi trước tôi giàu, bây giờ
tôi
nghèo nên không có đất cắm dùi. Ông kia liền nói
:
Anh còn có dùi để không có đất cắm. Tôi thì dùi
còn
không có, lấy đâu đi tìm đất để cắm ! Nên hễ còn
một chút xíu cái ‘có’ là vẫn không phải thiệt
‘không’. Nếu còn cái dùi dù không cắm ở đâu thì
bỏ
trong túi nó cũng ló mũi ra !.
Cũng như hai bài kệ của hai vị Thiền-Sư Việt
Nam, người đời sau đọc ai cũng khen hay mà không
nhận rõ :
Ông thứ nhất nói kệ rằng:
“Phật pháp lưu truyền tám vạn tư,
Học hành không thiếu cũng không dư,
Đến nay tính đà chừng quên hết,
Còn lại trên đầu một chữ ‘Như’”.
Ông thứ hai nói:
“Có thì có tự mảy may,
Không thì cả thế gian này cũng không,
Thử xem bóng nguyệt dòng sông,
Ai hay ai có có không là gì ! …”
Bởi vậy chúng ta hãy lui lại, tế nhị để hiểu xác
thật
con người của mình cho chính chắn hơn nữa.
Tôi thí dụ anh kép xiệc đi dây trên sợi dây căng
thẳng cao 5-7 thước, nếu không cầm cây dù thì
phải
cầm 2 cây gậy. Như vậy là trong bụng anh đã có
tính toán rồi ! Tôi đi ngang một nơi đó nghe đồn
là
có ma nhiều lắm. Tôi ngại ngùng. Nhưng sở dĩ tôi
dám đi là vì tôi đã ếm câu chú trong lòng, tay
bấm
chặt lại … tưởng rằng tôi không sợ ma chớ đâu
phải
vậy ! Nên tất-cả chúng ta đều có cuộc tính toán
trước. Bởi cuộc tính toán ấy nên tất-cả đều đổ
vỡ.
Nhưng khốn nỗi chúng ta không ai chịu đứng ở
giữa, mà chỉ thích tìm dựa, chỗ này chỗ kia,
hình
như sợ rằng đứng khơi sẽ chết mất. Sự thật nếu
có
chết thì ông Phật cũng đã chết từ lâu rồi !
Kinh Phật có một câu chuyện mang nhiều ý nghĩa
là Phật đem bình bát bằng vàng ném xuống sông
nói
: nếu ta có chứng được Đạo thì bình bát này
liệng
xuống sông sẽ ngược dòng mà trôi trở lại. Chúng
ta
không cần phải đặt vấn đề bình bát có trôi trở
lại
không. Sự thật đó là một bài kinh không chữ.
Bình
bát là tượng trưng cái bao tử. Liệng bình bát là
nghĩa đã giải quyết rồi vấn đề ăn. Ý muốn nói
rằng
mỗi người đừng có lo ăn. Càng lo ăn chừng nào là
càng đói chừng ấy ! Nhưng nói vậy không phải là
nghĩa không làm việc, mà có nghĩa là đừng chật
vật
vì miếng ăn, nó không mất đi đâu ! Đừng vì miếng
ăn mà tàn hại lẫn nhau.
Do đó khi muốn thấy đưọc sự thật thì tất-cả
chúng
ta nên lưu tâm đến trong lòng của chúng ta khi
chưa
mống lên một ý nghĩ. Hồi ấy cái gì là tâm của
chúng
ta, cái gì là vọng. Đó là chỗ chiêm nghiệm duy
nhất.
Nếu khi nghe mà không nhận ra được ngay thì phải
ráng lưu tâm làm việc. Và điều cần yếu là khi
nghe
đừng đem những gì có sẵn trong bụng mình ra mà
so sánh. Vì nếu sánh giống mới thấy phải, thì
cái
nghe đó không phải thiệt nghe đâu.
Hỏi: Thưa, thế nào là nghĩa quán pháp vô ngã?
Đáp: Thưa, “Quán pháp vô ngã” nếu đi sâu vào thì
có nghĩa là thế giới này nếu có chăng cũng chỉ
là
một tướng tổ hợp. Nếu ai thấy được cách cấu tạo
của mọi sự vật thì mới biết tất-cả đều chỉ là
hiện
tượng. Có ai biết những tảng đá nổi trên mặt
biển,
đầu tiên là do sóng biển, nhồi cuồn cuộn, lâu
ngày
hóa cứng, kết cấu lại thành tảng đá to, cách sắp
xếp
thật khéo léo. Thật ra ngôn ngữ không thể diễn
tả
hết ý, và lý trí cũng không thể theo dõi được;
chỉ có
tuệ giác mới thấy mà thôi. Lý trí nếu có thấy
được
chăng cũng là một cách quán tưởng, mà quán tưởng
thì chưa phải là thật.
Do đó, nếu muốn chứng thực toàn thân tôi chỗ nào
cũng có tai, mắt, mũi, miệng, tôi phải ngồi lại
tĩnh
tọa, hít vào thở ra thật chậm. Tôi sẽ thấy toàn
thân
tôi do từng phần nhỏ ráp lại, và cũng bằng trực
giác
tôi cảm thấy sự sống hiện diện trên khắp con
người
tôi, từng tế bào cũng thở ra hít vào y như một
con
người.
Tôi muốn nói trong khi tôi đưọc nghe một đoạn
kinh diễn tả bằng ngôn ngữ trực giác, nếu tôi
không
đủ tuệ giác nhận thẳng vô thì tôi còn những
phương
tiện khác để theo dõi như tĩnh tọa … Nhưng tại
sao
lại phải khắc khổ như vậy? – Tại sao các vị bác
sĩ
giải phẩu biết rõ thân người tổ hợp cũng y như
tôi
nói đây, nhưng mấy ai biết thế mà thoát được sợi
tơ
tình ?! – Cũng bởi chúng ta chỉ biết bằng lý trí
nên
không xài được gì. Điều cần yếu là phải chứng
thực
ở ngay nơi mình. Dù học Phật, học Dịch, hay học
Nội Kinh cũng thế, không thể có cách nào khác hơn
được.
Hỏi: “Bổn lai vô nhứt vật”, vậy tâm này với Phật
có mâu thuẫn nhau không?
Đáp: Sự thật chữ tâm hay chữ Phật là tại mình
đặt,
chớ nó không có nói năng gì hết. Nên nhà Nho có
nói: “thiên hà ngôn tai …” Trời có nói gì đâu mà
vạn vật vẫn sanh sôi, bốn mùa vẫn luân lưu. Mình
đặt nào chữ tâm, chữ Phật chẳng qua đều là
phương
tiện, là cách nói. Sự thật không có chữ “Bổn lai
“
hay “nhứt vật”, cho tới “bổn lai vô nhất vật”
cũng
không có. Mà nếu có bổn lai vô nhất vật thì cũng
có
thể có đủ thứ. Cũng như ở trong bao la này, khi
mình đã qua khỏi vấn đề lạnh và nóng, thì gặp
một
thứ lạnh cực độ. Tới chỗ đó sẽ dễ dàng biến
thành
lửa hay nước đá. Cũng vì thế ở các miền cực
lạnh,
nước đông đặc, nếu đụng da vỏ lớp sơn ngoài xe
hơi
sẽ bị phỏng ngay.
Do đó, nếu muốn biến hóa vô cùng thì phải vào
chỗ không có gì hết sẽ có đủ thứ.
Hỏi: Thưa, muốn thế có lẽ chúng ta phải cần pháp
tọa Thiền?
Đáp: Thưa, hễ nói tọa Thiền là Thiền đã bị kẹt
vào
cái tọa, và cái tọa chỉ ở trong một góc của
Thiền.
Nếu thấy ngồi là tọa Thiền, thì Thiền đó chỉ ở
trong
cái tọa, bởi vì trong cuộc sống còn có đi, đứng,
nằm.
Do đó nghĩa tĩnh-tọa đây cứ hiểu y như tôi đã
nói,
rồi qúi vị sẽ thấy nó vẫn là Thiền. Còn đặt tên
nó là
tọa Thiền … thì nó sẽ biến thành thứ không có
Thiền gì hết.
Thiền là không là gì cả. Nên nghĩa Thiền thì
không
có lập. Bởi vì phá chưa rồi cái cũ thì không có
lập.
Bao giờ phá đến tận cùng không còn phá được nữa
thì cái còn nguyên lại đó khỏi cần phải lập
thêm.
Nếu thật là cái sân xi măng, vật nào tôi còn
quét trôi
được thì đều là rác, còn lại không gì quét được
nữa
mới là sân xi măng của tôi. Nếu thiệt là thợ đi
thuyền thì ra biển không có sóng sẽ không thấy
thú
vị. Nếu không biết đi biển thì đút đầu ra khơi
sẽ bị
sóng nhận chìm. Nên chỉ cần biết, chớ không cần
đòi hỏi làm sao cho biển đừng có sóng, vì nếu
không có sóng thì cũng không phải là biển.
*
* * *